Giải mã vì sao người dân vẫn thờ ơ khi mà lãi xuất đã xuống đáy

Lãi suất vay mua nhà thời gian gần đây liên tục giảm, nhiều nhà băng áp dụng mức 5%/năm nhưng nhiều người vẫn chưa dám vay tiền.

Cập Nhật Lãi Suất Vay Ngân Hàng Tháng 6/2024

Theo khảo sát từ Batdongsan.com.vn, sang tháng 6 nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì các gói vay ưu đãi với lãi suất thấp. Trong đó, nhóm ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) đang áp dụng lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, vay mua nhà ở dao động từ 5-7%/năm, tùy kỳ hạn:

  • Agribank: Lãi suất Agirbank cho vay trung và dài hạn áp dụng cho các khoản giải ngân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và kinh doanh bất động sản như sau: cố định 6 tháng đầu tiên: 6%/năm; cố định 12 tháng đầu tiên: 6,5%/năm (áp dụng với khoản vay có thời hạn tối thiểu 3 năm); cố định 24 tháng đầu tiên 7%/năm (áp dụng với khoản vay có thời hạn tối thiểu 5 năm).
  • BIDV: Tại Hà Nội, TP.HCM: Tối thiểu 5%/năm trong 6 tháng đầu, thời gian vay tối thiểu 36 tháng, hoặc tối thiểu 5,5%/năm trong 12 tháng đầu, thời gian vay tối thiểu 60 tháng. Tại các địa phương khác, mức lãi suất cho vay mua nhà tối thiểu cố định từ 6%/năm áp dụng trong 24 tháng đầu tiên hoặc 7%/năm trong 36 tháng đầu tiên. Chính sách này áp dụng từ nay đến 30/6/2024. Hết ưu đãi, lãi suất thả nổi được tính theo công thức lãi suất cho vay cơ sở cộng với biên độ 3,7%. Phí trả nợ trước hạn là 1% 2 năm đầu tiên và 3 năm tiếp theo là 0.5%.
  • VietinBank: lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5,2%/năm, vay trung, dài hạn từ 5,8%/năm. Với khách hàng ưu tiên; khách hàng mua bảo hiểm; khách hàng nhận lương qua VietinBank sẽ được giảm thêm 0,2%/năm so với mức lãi suất của chương trình, tức là từ 5,0%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 5,6%/năm cho khoản vay trung, dài hạn.
  • Vietcombank: Đối với khách hàng cá nhân vay mua nhà, mua ô tô hoặc vay tiêu dùng, lãi suất ưu đãi từ 6%/năm trong 6 tháng đầu với các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng); hoặc 6,3%/năm trong 6 tháng đầu với các khoản vay trung – dài hạn. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi khoảng 9%/năm và thay đổi 3 tháng/lần.

Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất vay mua nhà được cập nhật mới nhất như sau:

  • BVBank: đang có lãi suất vay ngân hàng thấp nhất chỉ từ 5%/năm áp dụng cho các khoản vay mua, xây dựng, xây sửa nhà, biên độ sau khi hết ưu đãi là 2%/năm. Lãi suất thả nổi của BVBank dao động từ 9,5%/năm-10%/năm.
  • VPBank: Gói vay tái tài trợ (lãi suất từ 4,6%/năm cố định trong 3 tháng, 5,9%/năm cố định trong 6 tháng; 6,8%/năm cố định trong 12 tháng; 7,8%/năm cố định trong 18 tháng hoặc 9,9%/năm cố định trong 24 tháng. Biên độ 3,5%. Áp dụng cho khách hàng cá nhân đang vay vốn mua bất động sản, mua ô tô, vay kinh doanh thế chấp hoặc vay tiêu dùng thế chấp tại các ngân hàng khác, sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản). Vay mua bất động sản: lãi suất từ 5,2-10,5%/năm, thời gian vay tối thiểu 48 tháng. Biên độ lãi suất sau cố định là 3,5%.
  • TPBank: Vay mua nhà lãi suất 6% cố định 12 tháng, 7,6% cố định 24 tháng, thời gian vay tối đa 8 năm. Vay mua ô tô lãi suất 6,5% cố định 6 tháng, 7,5% cố định 12 tháng, thời gian vay tối đa 8 năm. Vay kinh doanh lãi suất 4,5% cố định 2 tháng, 5,8% cố định 6 tháng, thời gian cấp 24 tháng. Biên độ lãi suất 3,3%.
  • ABBank: Lãi suất 6,8% cố định trong 1 năm hoặc 7,5% cố định trong 2 năm cho nhu cầu vay mua nhà, ôtô; lãi suất 4,99% cố định 1 năm cho khách hàng vay mở rộng sản xuất kinh doanh.
  • Sacombank: 7% cố định trong năm đầu hoặc 7,5% cố định trong 2 năm đầu cho các khoản vay phục vụ đời sống (mua, xây, sửa bất động sản; mua ô tô; tiêu dùng). Vay mua xe Vinfast lãi suất từ 7%/năm, thế chấp bằng chính xe mua với thời hạn vay đến 8 năm. Với khách hàng doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh lãi suất từ 6%/năm.
  • MSB: Khách hàng vay thế chấp mua nhà, sửa nhà, vay tiêu dùng thông thường, lãi suất 6,5% cố định trong 6 tháng đầu, 8% cố định trong 12 tháng đầu hoặc 9,5% cố định trong 2 năm đầu. Với khoản vay trả nợ ngân hàng khác lãi suất 0% trong 2 tháng đầu, 7,5% trong 10 tháng tiếp theo.
  • ACB: Vay kinh doanh 6,5%/năm; vay mua nhà, xây dựng sửa chữa, tiêu dùng 7,5% cố định 12 tháng hoặc 8% cố định 24 tháng.
    SeABank: Lãi suất ưu đãi vay mua nhà từ 5,5% cố định trong 12 tháng đầu, chỉ cần trả 5% dư nợ gốc, áp dụng trong tối đa 100 tháng đầu. Thời gian vay 35 năm, vay tối đa 75% giá trị tài sản thế chấp.
  • SHB ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,79% với gói vay trung dài hạn, 6,39% với gói ngắn hạn.
  • VIB: Lãi suất vay thế chấp mua chung cư tại VIB: 5,9% cố định 6 tháng, 6,9% cố định 12 tháng, 7,9% cố định 24 tháng hoặc 8,9% cố định 36 tháng. Biên độ lãi suất 2,8%
  • Techcombank: Lãi suất 5% cố định trong 3 tháng, 6% cố định trong 6 tháng, 6,3% cố định trong 12 tháng, 6,8% cố định trong 18 tháng, 7,5% cố định trong 24 tháng. Phí trả nợ trước hạn: trong năm đầu (2,5%); năm thứ 2, 3 (2%); năm thứ 4, 5 (1%). Hết thời gian ưu đãi sẽ tính lãi suất thả nổi với biên độ 3.5%. Khi đó, lãi suất thả nổi Techcombank rơi vào khoảng 10%/năm.
  • MBBank: Lãi suất vay mua nhà đất 7% cố định trong 6 tháng đầu, 7,9% cố định trong 12 tháng, 8,3% cố định trong 24 tháng, 9% cố định trong 2 năm. Đối với vay sản xuất kinh doanh, lãi suất 6,5% cố định trong 6 tháng, 6,7% cố định trong 7 tháng hoặc 6,8% cố định trong 9 tháng.
  • Eximbank: lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/ năm, hỗ trợ mức vay lên đế 85% giá trị tài sản, thời gian cho vay của gói vay lên đến 40 năm và miễn trả gốc tới 7 năm.
  • HDBank: Lãi suất ưu đãi 5% cố định 6 tháng đầu, 6,5% cố định 12 tháng đầu, 8% cố định 2 năm đầu. Hết thời gian ưu đãi sẽ thả nổi lãi suất với biên độ 4%, vào khoảng 11%/năm. Phí phạt trả nợ trước hạn: 3 năm đầu là 3%, 3 năm tiếp theo là 2%, từ năm 7 là 1%.
  • PVComBank: Vay thế chấp mua bất động sản đô thị hoặc chung cư với lãi suất 5,99% cố định 6 tháng đầu, 6,2% cố định 12 tháng đầu, hoặc 6,99% cố định 18 tháng đầu. Hết thời gian ưu đãi sẽ tính lãi suất thả nổi theo công thức (lãi suất cơ sở + biên độ 3,3%).

Nhóm các ngân hàng nước ngoài cũng có sự điều chỉnh lãi suất cho vay, cụ thể:

  • UOB: Lãi suất 5,89%/năm cố định trong năm đầu, hoặc 5,99%/năm cố định trong 2 năm đầu. Hết thời gian ưu đãi lãi suất là 8%/năm.
  • Wooribank: Lãi suất 5,5% cố định năm đầu, 5,9% cố định 2 năm đầu, 6,1% cố định 3 năm đầu. Hoặc 5,7% cố định 6 tháng đầu, 54 tháng tiếp theo cố định 8,4%/năm. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi Wooribank rơi vào khoảng 8,7-9%/năm.
  • Shinhanbank: Lãi suất 6,8% cố định năm đầu, 7,0% cố định 2 năm đầu, 7,5% cố định 3 năm đầu. Phí thanh toán trước hạn là 2% (năm 1+2), 1% (năm 3), từ năm thứ 4 là 0%, biên độ thả nổi 0,3%/năm. Với nhu cầu vay mua xe oto, lãi suất cố định năm đầu 7,6%/năm, hoặc 7,2% trong 6 tháng đầu và 8,9% trong 30 tháng tiếp theo.
  • Standard Chartered: Lãi suất 5,5% cố định năm đầu, 5,8% cố định 2 năm đầu, 6,3% cố định 3 năm đầu. Phí trả nợ trước hạn 4% (năm 1), 3% (năm 2) 2-3% (năm 3), 0,5% (năm 4), 0% từ năm thứ 5. Áp dụng cho các khoản giải ngân trước ngày 28/06/2024. Lưu ý, với khoản vay dưới 1 tỷ đồng, lãi suất trên cộng thêm 0,7%, với khoản vay từ 1-dưới 3.5 tỷ, lãi suất cộng thêm 0,2%.
  • Hong Leong Bank: Cố định 1 năm đầu tiên 5,5%/năm, cố định 2 năm đầu 6,15%/năm, cố định 3 năm đầu 7,75%/năm. Lãi suất thả nổi từ năm thứ 4 được tính bằng (lãi suất cơ bản + từ 0,49%/năm). Phí trả nợ trước hạn 3% (năm 1), 2% (năm 2), 1 % (năm 3), 0,5% (năm 4), năm thứ 5 trở đi là 0%.

Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo. Lãi suất vay ngân hàng mua nhà có thể thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách cho vay của ngân hàng. Để được tư vấn chi tiết các gói vay, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với các ngân hàng.

Tâm lý người vay ngân hàng

Có nhu cầu vay 2 tỷ đồng để mua nhà, chị Nguyễn Thị Cúc (quận Hà Đông, Hà Nội) được nhân viên một ngân hàng tư vấn nhiều gói vay ưu đãi. Trong đó, chị chú ý nhất đến gói vay với lãi suất chỉ khoảng 5%/năm.

Tuy nhiên, khi đọc kỹ, chị Cúc nhận thấy mức này chỉ áp dụng trong 6 tháng đầu, sau đó thả nổi sẽ lên khoảng 12%/năm.

Cũng tại gói vay trên, nếu khách hàng nhận ưu đãi 12 tháng đầu thì sẽ chịu mức lãi suất 8%/năm. Với ưu đãi 24 tháng đầu tiên, lãi suất của khoản vay khoảng 9%.

Giống chị Cúc, anh Trần Văn Kiên (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng tham khảo nhiều gói vay ưu đãi. Anh quan tâm đến gói vay với lãi suất chỉ khoảng 4,9%/năm. Tuy nhiên, khi đọc kỹ, anh nhận thấy mức này chỉ áp dụng trong 3 tháng đầu tiên, sau đó thả nổi lên khoảng 11%/năm.

“Mức ưu đãi 4,9%/năm thật ra chỉ được áp dụng trong 3 tháng đầu, còn những tháng sau thì tăng vọt. Vì thế, mức lãi suất như vậy vẫn quá cao so với thu nhập của vợ chồng tôi ”, anh Kiên nhận xét.

Theo khảo sát tâm lý người dùng bất động sản được PropertyGuru Việt Nam công bố mới đây, trả lời câu hỏi “mức lãi suất bao nhiêu là hợp lý để vay mua nhà”, hơn 50% người cho rằng dưới 8% là hợp lý, 29% người chấp nhận mức lãi suất 8 – 10%, chỉ 10% chấp nhận đi vay với lãi suất từ 10 – 13% (tính theo mức thả nổi). Hầu hết người đang đi vay mua nhà đều cho biết họ vẫn phải vay với lãi suất trung bình 11,5 – 13%.

Cũng theo kết quả từ khảo sát này, trong một năm qua, nhóm khách hàng mua bất động sản phần lớn ở độ tuổi trung niên và 48% trong đó sử dụng dòng tiền tích lũy chứ không đi vay ngân hàng để mua nhà.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, CEO khoa Tài chính Ngân hàng (Trường Đại học Nguyễn Trãi), hiện lãi suất vay mua nhà tuy giảm nhưng ở bình diện chung thì các ngân hàng cố định 1-2 năm đầu ở mức dưới 10%, sau đó sẽ thả nổi với lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng tăng thêm 4-5%. Đây là nguyên nhân cản trở người dân vay tiền mua nhà.

Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại thời gian tới lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay bất động sản tăng mạnh, thường sẽ từ 10 – 15%/năm tùy vào từng ngân hàng ở mỗi thời điểm nên dẫn tới rủi ro cao là người vay không trả được nợ gốc và lãi.

“Theo tôi, ngân hàng nên mạnh dạn kéo dài thời gian cố định lãi suất từ 3-5 năm ở dưới 10% và miễn lãi phạt ở mọi thời điểm. Lãi suất thả nổi sau này cũng nên ở mức bằng lãi suất huy động 12 tháng và biên độ tối đa 4% “, ông Huy nói.

Ngoài ra, theo ông Huy, một nguyên nhân khác khiến người mua nhà không dám xuống tiền thời điểm này là do giá bất động sản vẫn ở ngưỡng cao, sản phẩm có giá trị dưới 3 tỷ là ít, phần lớn đều từ 5-8 tỷ đồng với chung cư, và 7 – 20 tỷ đồng nhà ở liền kề tại các khu đô thị. Chính vì vậy, phần lớn người dân rất khó xoay sở.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc PropertyGuru Việt Nam khu vực miền Nam, cũng cho rằng, dù nhu cầu tìm mua nhà đã khởi sắc trong quý II nhưng tỷ lệ thanh toán thành công vẫn chưa cao. Nhiều người có tâm lý lo ngại trong khoảng vài tháng đến nửa năm tới, lãi suất ngân hàng tăng, lãi suất thả nổi cũng sẽ tăng mạnh nên chưa dám vay ngân hàng.

Hiện nay, mặc dù lãi suất cho vay mua nhà đang liên tục giảm nhưng đây chỉ là lãi suất ưu đãi áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, tùy theo chương trình tín dụng của từng ngân hàng. Hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo công thức lãi suất cơ sở hoặc lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 – 13 tháng cộng với biên độ thông thường từ 2 – 3,6%/năm. Vì vậy lãi suất thả nổi ở khoảng 9 – 10%/năm tại các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và trên 11-13%/năm tại các ngân hàng thương mại khác.

Ông Phạm Đức Toản – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản EZ (EZ Property) cũng cho rằng, không chỉ người dân mà nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cũng đang “ngại” vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho cả khoản vay mới và cũ nhưng chưa quá sâu và sẽ theo lộ trình. Những nhà đầu tư có khoản vay cũ phần lớn “hết lực”, không còn nguồn thu nhập khác để duy trì. Do đó, dù lãi suất giảm nhưng họ cũng vẫn rất khó xoay xở. Trong khi đó, những người chưa vay ngân hàng đều thấy mức lãi suất sau ưu đãi hiện nay vẫn rất cao, nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro.

Tổng hợp

Bài viết liên quan